Khi mua trang sức đá quý ta thường nghe đến giấy chứng nhận GIA . Vậy giấy chứng nhận GIA là gì? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu những điều cần biết về giấy chứng nhận GIA nhé!

Giấy Chứng Nhận GIA Là Gì?


Giấy chứng nhận kim cương GIA là một loại chứng chỉ được yêu cầu bắt buộc khi mua kim cương để đảm bảo chắc chắn rằng đó là một viên kim cương thiên nhiên thật sự. Giấy chứng nhận kim cương của GIA là một tiêu chuẩn uy tín mà hầu hết các cơ sở trang sức trên Thế Giới áp dụng.

GIA Diamond Certification hay còn được gọi là chứng nhận kim cương GIA. Nó là từ viết tắt của Gemological Institute Of America – Trung tâm Đá Quý Hoa Kỳ. Đây là tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu thế giới về chứng nhận kim cương của bên thứ ba độc lập. Kim cương GIA được kiểm tra bởi ít nhất 4 chuyên gia phân loại kim cương và chuyên gia đá quý được đào tạo chuyên sâu. Ở mỗi bước đánh giá viên kim cương, một chuyên gia cấp cao hơn sẽ phân loại viên đá một cách độc lập.

GIA được xây dựng nên hệ thống kiểm định kim cương, đá quý dựa trên tiêu chuẩn 4C bao gồm 4 yếu tố quyết định đến chất lượng và giá trị của một viên kim cương đó là: trọng lượng. màu sắc, độ tinh khiết, giác cắt. Kiểm định theo tiêu chuẩn 4C của GIA là kiểm định công bằng, nghiêm ngặt, nổi tiếng và phổ biến nhất trên thị trường kim cương và đá quý thế giới.

>>>>> Kim cương VVS1 và VVS2

  • Carat (Trọng Lượng Kim Cương)


Carat là một tiêu chuẩn rất quan trọng liên quan tới giá trị viên kim cương. Khi xác định trọng lượng xong các chuyên gia tiến hành các phép đo khác như: Độ sâu, mặt bàn, góc, culet cũng như độ dày của kim cương và ghi lại.

  • Color (Màu Sắc Kim Cương)


Màu sắc của một viên kim cương được phân loại theo thang từ D (không màu) đến Z (vàng nhạt). Phân loại bằng cách so sánh nó với những viên đá chủ có màu định trước.

  • Clarity (Độ Tinh Khiết/Độ Trong)


GIA Diamond Certification đánh giá độ tinh khiết của kim cương trên nhiều mức độ. Dựa trên việc kiểm tra kim cương dưới kính hiển vi hai mắt có độ phóng đại 10x. Từ đó đánh giá độ tinh khiết kim cương trên thang điểm từ FL (hoàn mỹ) đến I3 (kém).

  • Cut (Lớp Cắt Kim Cương)


Lớp cắt được thiết lập cho những viên kim cương cắt tròn rực rỡ. Dựa vào sự phân tích về sự khéo léo của viên đá và sự tương tác với ánh sáng. Mức độ hoàn hảo của một viên kim cương được xác định bằng cách đánh giá độ bóng, độ cân xứng và tỷ lệ của nó. Còn tương tác ánh sáng của đá dựa trên độ sáng, độ soi và lửa của nó.

Sau đây là những tiêu chuẩn khi đánh giá một viên kim cương của GIA.

Polish & Symmetry (Đánh Bóng Và Đối Xứng)


Một viên kim cương được GIA Diamond Certification đánh giá về độ bóng và đối xứng trên thang phân loại từ Xuất sắc đến Kém.

Diamond Fluorescence (Kim Cương Huỳnh Quang)


Độ huỳnh quang của kim cương được xác định là Không, Mờ, Trung bình hoặc Mạnh dựa trên phản ứng của nó với tia cực tím.

Laser Inscription (Chữ Khắc Laser)


GIA có khắc số bảo mật trên vành viên kim cương để nhận dạng sau khi phân loại.

Một số lưu ý về giấy chứng nhận khi chọn mua kim cương


– Mặt dù các cơ quan kiểm định đều đánh giá kim cương theo những yếu tố giống nhau (4C, độ bóng, độ đối xứng…) nhưng cách dùng thuật ngữ và gọi tên các cấp phân loại có thể khác nhau. Người mua nên chú ý để không bị nhầm lẫn khi so sánh hai viên kim cương không cùng nhà kiểm định.

– Đôi khi cũng có những trường hợp một viên kim cương có thể có hai giấy chứng nhận từ hai nhà kiểm định khác nhau. Trong trường hợp đó, người ta thường căn cứ vào giấy chứng nhận từ nhà kiểm định có uy tín cao hơn để giao dịch.

– Cùng với giấy chứng nhận, kim cương đã giám định sẽ được ép vỉ để tăng tính đảm bảo. Người mua nên kiểm tra cẩn thận, bao bì ngoài phải còn nguyên vẹn để tránh viên kim cương bên trong đã bị đánh tráo.

– Bản sao số giấy chứng nhận của bạn thường sẽ được lưu trữ vĩnh viễn ở các cơ quan kiểm định. Do đó, khi giấy chứng nhận của bạn bị mất hay hư hỏng, bạn có thể liên hệ họ để được cấp cái mới.

– Những người có kinh nghiệm mua bán kim cương lâu năm hay những chuyên gia về kim cương thường sẽ có thể tự đánh giá chất lượng của một viên kim cương mà không cần dựa vào giấy chứng nhận. Việc này giúp họ có thể mua được những viên kim cương có chất lượng tốt với giá rẻ hơn. Nhưng nếu bạn mới mua kim cương lần đầu hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm đánh giá chất lượng kim cương, thì tốt nhất nên lựa mua những viên kim cương có giấy chứng nhận.

– Nếu bạn hiện có một viên kim cương nhưng không có giấy chứng nhận kèm theo (do vấn đề thất lạc giấy chứng nhận, viên kim cương được tặng không kèm giấy tờ…) mà bạn muốn biết rõ hơn về chất lượng của viên kim cương đó, bạn có thể đem nó đến những cơ quan kiểm định trong nước để tiến hành giám định, đánh giá và cấp giấy chứng nhận chất lượng. Việc giám định này sẽ tốn một khoản phí tùy vào viên kim cương.

 

Kim cương Baguette
Kim cương Baguette là tên gọi chung cho các viên kim cương hình chữ nhật dài, biến tấu từ kiểu cắt hình vuông với các góc cạnh sắc nét....
GIA RA MẮT CHỨNG NHẬN SỐ GIA DIAMOND DOSSIER TỪ NĂM 2023
Bắt đầu từ Thứ Hai, ngày 2 tháng 1 năm 2023, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ngành công nghiệp kim cương to...
Admin
Author short description.
Xem thêm