Trong các loại đá quý thì kim cương được xem như là thủ lĩnh dẫn đầu về cả sự sang trọng, vẻ đẹp và tinh tế. Chính vì kim cương đắt và sang trọng như thế nên việc mua được một viên kim cương đã khó nhưng để hiểu về tiêu chuẩn của một viên kim cương là cách nhanh nhất để kéo bạn đến gần hơn với tuyệt phẩm của tạo hóa này. Và tiêu chuẩn 4C của kim cương được coi là chuẩn mực đánh giá có độ chính xác cao nhất.
GIA - cha đẻ của tiêu chuẩn 4C kim cương
Tiêu chuẩn 4C của GIA được phát triển vào đầu những năm 1950 bởi Viện Gemological Hoa Kỳ. Nó đã trở thành một tiêu chuẩn trên toàn thế giới để phân loại và định giá kim cương. Một số phòng thí nghiệm độc lập khác đã tạo ra hệ thống phân loại của riêng họ, chẳng hạn như Hiệp hội Đá quý Hoa Kỳ (AGS), là một tổ chức chị em với GIA do cùng một người thành lập. Mặc dù thang đo AGS khác với thang GIA, tuy nhiên nền tảng các thuật ngữ mang nhiều tương đồng với thang đánh giá chất lương kim cương GIA.
Ngày nay, tiêu chuẩn 4C của kim cương là phương pháp phổ biến và tương đối dễ hiểu để đánh giá chất lượng của bất kỳ viên kim cương nào, ở bất kỳ đâu trên thế giới. Việc tạo ra tiêu chuẩn đánh giá kim cương 4C có nghĩa rất quan trọng:
GIA đã tạo ra tiêu chuẩn đầu tiên và hiện được chấp nhận trên toàn cầu để đánh giá chất lượng kim cương. Tiêu chuẩn 4C của kim cương bao gồm:
+ Carat – Trọng lượng của viên cương.
+ Color – Màu sắc của viên kim cương.
+ Clarity – Độ tinh khiết của viên kim cương.
+ Cut – Dạng thù hình của viên kim cương.
Tiêu chuẩn 4c của kim cương
- Carat – Trọng lượng của viên cương.
Chữ C đầu tiên là carat, một đơn vị trọng lượng. Một carat = 0.2gram. Trọng lượng của những viên kim cương nhỏ thường được chia thành điểm (Point). 1 carat tương ứng với 100 điểm. Carat không phải là yếu tố quyết định giá cả. Cùng một carat nhưng giá trị của 2 viên kim cương có thể chênh lệch rất lớn, do sự khác biệt về giác cắt, màu sắc và độ tinh khiết.
Trọng lượng chính xác là rất quan trọng vì việc định giá dựa trên trọng lượng này và có sự khác biệt đáng kể về giá cả đôi khi chỉ hơn một phần trăm carat. Một viên kim cương nặng 0,99 carat có giá thấp hơn một viên kim cương nặng 1,00 carat. Tuy nhiên nếu nhìn bằng mắt thường bạn sẽ không phân biệt được sự khác biệt này.
- Color – Màu sắc của viên kim cương.
Màu sắc của kim cương tự nhiên là một yếu tố quan trọng trong bảng tiêu chuẩn 4C của GIA để đánh giá về chất lượng tổng thể của kim cương, bên cạnh các yếu tố khác như độ tinh khiết, vết cắt và cân nặng carat.
Bảng màu kim cương tự nhiên trong chứng nhận kim cương GIA được đánh thứ tự giảm dần từ D tới Z. D là giá trị cao nhất là loại kim cương không màu (colorless) và Z là loại kim cương có giá trị thấp nhất trong bảng màu với ánh vàng hoặc ánh nâu.
Kim cương không màu được phân loại bằng các chữ cái D, E và F trong bảng màu sắc kim cương GIA. Các cấp màu phổ biến nhất mà người tiêu dùng kim cương gặp phải chạy từ cấp màu G đến cấp màu M.
Những viên kim cương có màu hơi ánh vàng hoặc hơi ánh nâu nhận được các cấp màu K, L hoặc M. Các cấp màu N, O, P, Q và R đại diện cho đá có sắc độ vàng nhạt dần dần, trong khi các cấp từ S đến Z đại diện cho kim cương có màu ngày càng ố vàng hoặc ố nâu.
- Clarity – Độ tinh khiết của viên kim cương.
Nhân tố cuối cùng trong 3 nhân tố chính mà quyết định nên giá kim cương đó là độ sạch hay độ tinh khiết của kim cương. Nó bao gồm cả những tạp chất bên trong và khiếm khuyết bên ngoài viên kim cương từ các tinh thể, mây, đốm trắng đục, hoặc bụi li ti nhỏ có trong viên kim cương.
Độ sạch (Clarity) đóng một vai trò quan trọng trong việc định giá kim cương. Người sành kim cương hay những người có ý định mua kim cương thì đều không mong muốn có bất kỳ tạp chất gì trong đó. Đó là lý do tại sao mà hầu hết mọi người không lựa chọn những viên kim cương với độ sạch thấp hơn VS2. Những viên kim cương với độ sạch từ I1 đến I3 không còn được sử dụng để làm đồ nữ trang nữa vì thế mà nó không còn là sự lựa chọn tốt cho những ai “sành” kim cương. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc mua kim cương như một khoản đầu tư, thì Saga khuyên bạn nên mua một viên Flawless (hoàn toàn không có tì vết bên trong hay bên ngoài). Lại một lần nữa, hãy xem xét thêm nhân tố tiếp theo.
- + Cut – Dạng thù hình của viên kim cương.
Cách cắt kim cương có ảnh hưởng lớn nhất đến vẻ đẹp của viên kim cương và liên quan đến các góc độ, độ sáng, các mặt đối xứng và lấp lánh của đá quý.
Mức độ cắt mài kim cương được chia thành 5 cấp độ bắt đầu từ Hoàn hảo (Excellent), Rất đẹp (Very good), Đẹp (Good), Khá (Fair) đến Kém (Poor). Cách cắt ảnh hưởng đến độ chiếu sáng và độ lửa của kim cương. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, một viên kim cương có màu rất đẹp cùng độ tinh khiết cao, nhưng việc cắt mài kém sẽ khiến viên kim cương đó không có giá trị cao. Một viên kim cương được cắt đúng chuẩn sẽ mang lại độ chiếu sáng cao nhất. Nếu cắt quá dày hoặc quá nông sẽ gây mất sáng, viên kim cương sẽ tối và độ lấp lánh sẽ giảm.