Kim cương thiên nhiên được mệnh danh là ông vua trong trong các loại đá quý khi so về vẻ đẹp vượt thời gian và quá trình hình thành. Với vẻ đẹp và sự quý hiếm này thì rất ít người có thể sở hữu được viên kim cương thật sự đẹp và giá trị. Chính vì thế những loại trang sức chế tác từ loại kim cương này luôn được giới thượng lưu săn đón. Nên kim cương thiên nhiên được xem như là một biểu tượng của của vẻ đẹp hoàn hảo và sự giàu có của con người. Vậy bản chất kim cương thiên nhiên là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại đá quý xa xỉ bậc nhất có giá trị liên thành này.

Kim cương thiên nhiên là gì?

Mang ý nghĩa “không thể phá hủy” trong tiếng Hy Lạp, Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của carbon song song với than chì. Đây là loại khoáng sản có tính chất vật lý hoàn hảo, độ cứng cao và khả năng khúc xạ tốt nên được ứng dụng nhiều trong công nghiệp. Đặc biệt, chỉ khoảng 20% những viên đá có chất lượng tốt nhất, tinh khiết nhất được chế tác để tạo nên những kiệt tác trang sức không chỉ phụ nữ mà các quý ông trên hành tinh này đều khao khát. Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo

Kim cương là một loại hợp chất được hình thành sâu trong lòng đất trong rất nhiều năm thậm chí là cả thập kỷ để có thể tạo ra một mỏ kim cương và chất cấu thành hầu như bằng carbon qua các tác động vật lý hầu như là hoàn hảo, là loại vật chất cứng nhất đạt độ cứng 10/10 trong than đo độ cứng các hợp chất.

Lịch sử cho rằng kim cương đã được hình thành cách đây rất lâu, khoảng 1 tỉ đến 3,5 tỉ năm từ những khoáng vật có chứa carbon dưới nhiệt độ và áp suất cực cao ở sâu trong lòng đất. Những viên kim cương đầu tiên được tìm thấy vào thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên tại Ấn Độ. Đến thế kỷ 18, đây được coi là một “nguồn tài nguyên kim cương duy nhất”. Khi những mỏ này dần cạn kiệt, công cuộc tìm nguồn thay thế bắt đầu và nó đã gây ra cơn sốt khi hàng ngàn người tham gia tìm kiếm khai thác theo quy mô lớn, được biết đến đầu tiên là mỏ Kimberly – Nam Phi.

Kim cương thiên nhiên được khai thác hầu hết là ở dạng thô và để trở thành một viên ngọc đẹp phải trải qua quy trình cắt mài hết sức tỉ mỉ dưới tay của các nghệ nhân kim hoàn lành nghề và dụng cụ cắt hiện đại

Nhưng những người có thể sở hữu một viên kim cương giá trị không nhiều, bởi vậy loại đá quý độc nhất vô nhị này luôn được xem là biểu tượng của vẻ đẹp tuyệt đối cũng như sự giàu có tối thượng.

Các loại giác cắt kim cương

  • Kiểu tròn (Round/ Brilliant)
  • Kiểu vuông (Princess)
  • Kiểu chữ nhật xếp tầng (Emerald)
  • Kiểu hình vuông cắt góc (Asscher)
  • Kiểu hạt thóc (Marquise)
  • Kiểu Oval
  • Kiểu chữ nhật cắt góc (Radiant)
  • Kiểu trái lê/giọt lệ (Pear)
  • Kiểu trái tim (Heart)
  • Kiểu chữ nhật tròn góc (Cushion).

Hiểu Về 4C Của Kim Cương thiên nhiên

Và kim cương thiên nhiên có 4 khía cạnh để đo lường và đánh giá chất lượng được gọi tắt là 4C bao gồm Carat (trọng lượng) , Clarity ( độ trong suốt ), Color ( màu sắc ) và Cut ( nét cắt ).

+ CARAT – Trọng lượng Carat: Trọng lượng carat đo trọng lượng và kích thước của viên kim cương. Bởi vì kim cương lớn rất hiếm, chúng thường có giá trị lớn hơn trên mỗi carat.

+ CLARITY – Độ tinh khiết: Độ tinh khiết (trong suốt) của viên kim cương là thước đo về các khiếm khuyết nhỏ trong kim cương như tạp chất, vết bẩn, bọt bong bóng… Phần lớn các khiếm khuyết này ở mức hiển vi và không ảnh hưởng rõ rệt đến vẻ đẹp của kim cương, chỉ các chuyên gia và nhà nghiên cứu mới quan tâm đến yếu tố này, chủ yếu để xác định giá trị của viên kim cương. Viên kim cương càng ít khiếm khuyết thì giá trị càng cao.

+ COLOR – Màu sắc của kim cương: Màu tự nhiên của kim cương thường là màu trắng (không màu). Kim cương càng trong suốt thì càng hiếm và giá trị của nó càng cao. Chính vì thế mà trong bảng phân màu của GIA, màu sắc của kim cương được phân theo cấp độ bảng chữ cái từ D-Z, trong đó D là trắng nhất (không màu, hiếm nhất, đắt nhất) và Z là vàng nhất (kém giá trị nhất).

+ CUT – Giác cắt kim cương: Mỗi viên kim cương đều được cắt theo tiêu chuẩn rất chính xác. Đường cắt là một trong những yếu tố chất lượng quan trọng nhất của kim cương, vì nó ảnh hưởng đến các đặc tính vật lý và quang học của kim cương, như độ sáng – cách kim cương phản chiếu ánh sáng.

Phân biệt kim cương thiên nhiên và kim cương nhân tạo

  • Kiểm tra độ phát sáng


Kim cương đặt dưới tia cực tím sẽ phát ra huỳnh quang màu xanh. Hãy thử dùng bút chiếu tia UV vào viên kim cương. Nếu thấy xuất hiện ánh sáng xanh thì đó là kim cương thật. Còn nếu không có hay chuyển màu khác thì đó là kim cương nhân tạo.

  • Kiểm tra các mặt của kim cương


Dùng kính phóng to kim cương, bạn sẽ thấy các mặt và góc cạnh của nó. Kim cương thật được các thợ kim hoàn cắt sắc nét, chuyên nghiệp. Còn kim cương nhân tạo thường tạo ra trong các khuôn nên thiếu sự sắc nét ở các góc.

  • Soi dưới kính lúp


Đối với kim cương tự nhiên, do hình thành từ cacbon nguyên chất và chứa một số tạp chất nên không được hoàn hảo. Các cạnh thường sắc nhọn. Khi bạn soi bằng kính lúp, nếu như bề mặt nhẵn bóng, không có một vết xước, cạnh tròn thì có thể là kim cương nhân tạo.

  • Thả viên kim cương vào cốc nước


Nếu là kim cương thật nó sẽ hoàn toàn chìm xuống đáy cốc. Nếu là sản phẩm nhân tạo, nó sẽ nổi lên hoặc lơ lửng giữa cốc.

Trang sức kim cương
Có lẽ không cần phải nghĩ ngợi nhiều. Chắc chắn rằng trang sức kim cương luôn là vật phẩm mà bất kì chị em phụ nữ nào cũng khao khát sở hữu bởi sự quý...
Nhẫn kim cương nam
hẫn kim cương nam thể hiện sự uy quyền và đẳng cấp của người đeo. Không chỉ đem đến sự sành điệu mà trang sức kim cương còn giúp bạn tạo được ấn tượng...
Admin
Author short description.
Xem thêm