Không phải ngẫu nhiên kim cương luôn được mệnh danh là “thủ lĩnh của các loại đá quý”, bởi chúng dẫn đầu cả về sự sang trọng, vẻ đẹp tỏa sáng lẫn sự tinh tế. Đa số kim cương đều thể hiện cấp độ khác nhau về màu sắc. Màu sắc của kim cương được phân loại từ không màu đến hơi vàng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

MÀU SẮC (COLOR)

Kim cương tự nhiên được hình thành trong điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định. Quá trình này tùy vào điều kiện môi trường, mà viên kim cương được hình thành có màu sắc và kích thước khác biệt.

Màu sắc là một trong 4C (carat : trọng lượng,color : màu sắc ,cut : nét cắt,clarity : độ trong suốt) để đánh giác mức độ đẹp và quý của một viên kim cương. Có rất nhiều nhận định rằng màu kim cuong chỉ đơn giản là màu trắng, Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem nhận định đó có chính xác không nhé ?

Màu tự nhiên của kim cương thường là màu trắng (không màu). Kim cương càng trong suốt thì càng hiếm và giá trị của nó càng cao. Chính vì thế mà trong bảng phân màu của GIA, màu sắc của kim cương được phân theo cấp độ bảng chữ cái từ D-Z, trong đó D là trắng nhất (không màu, hiếm nhất, đắt nhất) và Z là vàng nhất (kém giá trị nhất).

Giám định màu sắc phải sử dụng loại ánh sáng (màu trắng) đặc biệt, từ phần đáy của kim cương để giám định màu sắc của nó.

Sự quý hiếm của kim cương không riêng ở chỗ gia công tinh tế còn vì sự chọn lựa loại kim cương có màu sắc cấp bậc cao hơn, từ không màu đến có màu.

Phân loại màu kim cương của GIA

  • Nhóm màu D, E, F: Kim cương không màu. Đây là loại kim cương sang trọng hiếm có và đạt chất lượng cao nhất trong bảng phân loại này với vẻ đẹp băng giá tinh khiết nhất. Trong đó, màu D hoàn hảo nhất, còn E-F có một chút ánh sáng nhẹ so với D nhưng không thể phân biệt bằng mắt thường.
  • Nhóm màu G, H, I, J – Kim cương gần như không màu. Không có màu sắc rõ ràng, là nhóm màu có chất lượng tốt.
  • Nhóm màu K, L, M – Nhóm có màu nhẹ. Đây là nhóm kim cương có giá thân thiện với ngân sách, thường có màu vàng hoặc nâu nhẹ có thể phân biệt bằng mắt thường
  • Nhóm N – Z: màu vàng hoặc nâu. Kim cương thuộc nhóm này có màu vàng ấm dễ nhận biết.

>>>> Vàng trắng là gì?
>>>> Tiêu chuẩn 4C của kim cương
>>>> Top những mẫu nhẫn cưới đẹp

Màu sắc của kim cương và lưu ý về huỳnh quang kim cương


Ngoài ra, trong việc đánh giá màu sắc của kim cương, chúng ta cũng phải lưu ý tới huỳnh quang (fluorescence) của viên kim cương. Nhiều viên kim cương phát ra ánh sáng có thể nhìn thấy được gọi là huỳnh quang khi chúng tiếp xúc với bức xạ cực tím (tia UV).

Mặc dù mắt người không nhìn thấy được, nhưng bức xạ tia cực tím có ở khắp mọi nơi. Ánh sáng mặt trời chứa nó. Đèn huỳnh quang cũng phát ra nó.

Trong các điều kiện thích hợp, bạn có thể thấy huỳnh quang trong khoảng 35% các viên kim cương hoặc đá quý. Huỳnh quang tác động trực tiếp tới chất lượng màu sắc của kim cương, các viên kim cương có độ huỳnh quang phát ra càng mạnh thì giá trị viêm kim cương sẽ bị ảnh hưởng.

Màu xanh lam là màu huỳnh quang phổ biến nhất trong kim cương chất lượng đá quý. Trong một số trường hợp hiếm hoi, huỳnh quang có thể có màu trắng, vàng, cam hoặc nhiều màu khác được thấy ở kim cương. Chất huỳnh quang màu xanh lam mạnh có thể thay đổi màu sắc của viên kim cương. Nó sẽ làm cho một viên kim cương màu vàng nhạt trông gần giống như không màu trong ánh sáng mặt trời.

Màu xanh lam và màu vàng là màu đối lập và có xu hướng triệt tiêu lẫn nhau, vì vậy huỳnh quang màu xanh lam che đi màu vàng. Tuy nhiên, nếu huỳnh quang quá mạnh, màu sắc của kim cương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và làm kim cương trông có màu đục hoặc dầu, dẫn đến việc giảm giá trị của viên kim cương.

Viên kim cương hình tim lớn nhất thế giới trị giá gần 15 triệu đô
Viên kim cương hình trái tim lớn nhất thế giới La Legende đã trở thành viên kim cương hình trái tim đắt nhất thế giới sau khi được bán với giá 14,99 t...
Những điều cần biết về kim cương thiên nhiên
Trong các loại đá quý thì kim cương được xem như là thủ lĩnh dẫn đầu về cả sự sang trọng, vẻ đẹp vượt thời gian.Vậy kim cương là gì? Vì sao kim cương ...
Admin
Author short description.
Xem thêm