Trong các loại đá quý thì kim cương được xem như là thủ lĩnh dẫn đầu về cả sự sang trọng, vẻ đẹp vượt thời gian.Vậy kim cương là gì? Vì sao kim cương luôn sở hữu mức giá đắt đỏ. Hãy để Lapola giải đáp cho bạn trong bài viết Những điều cần biết về kim cương thiên nhiên dưới đây nhé!
Kim cương là gì?
Tên gọi kim cương đến từ tiếng Hy Lạp Adamas, có nghĩa là không thể phá hủy. Kim cương là một trong hai loại dạng hình thù được biết đến nhiều nhất của cacbon hay còn gọi là than chì. Mỗi nguyên tử Cacbon trong một viên kim cương được bao quanh bởi 4 nguyên tử Cacbon khác và kết nối với nhau bằng các liên kết hóa trị. Do đó kim cương được xem là một vật liệu bền nhất, cứng nhất và có khả năng khúc xạ cực tốt.
Kim cương là một khoáng sản tự nhiên quý hiếm và hoàn hảo. Nó có khả năng kháng hóa chất và được biết đến là một chất liệu tự nhiên cứng nhất. Những đặc tính này giúp cho nó trở thành một công cụ để cắt và sử dụng cho nhiều tính năng mà độ bền mang tính bắt buộc. Kim cương còn có các tính chất quang học đặc biệt như chiết suất, độ phân tán và độ bóng cao. Các tính chất này tạo nên tên tuổi của kim cương như là một loại đá quý nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới.
Các kiểu cắt kim cương phổ biến
Kiểu cắt kim cương, hay còn gọi là hình dạng kim cương, là các cách cắt viên kim cương rời theo các hình dạng khác nhau để tạo ra độ đẹp, đều, độ phát sáng và rực lửa đa dạng.
- Round - cut
Viên kim cương cắt dạng tròn có kiểu dáng và độ bền thách thức thời gian và là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhiều loại thiết kế nữ trang phá cách.
- Princess - cut
Hình cắt Princess là một trong những hình dạng giúp viên kim cương trở nên rực rỡ nhất.
- Oval - cut
Kiểu cắt kim cương theo dạng Oval có độ phát sáng gần như sánh ngang với hình tròn và giúp bàn tay trông thon dài hơn.
- Cushion - cut
Kim cương cắt theo kiểu Cushion sẽ cho một viên kim cương có độ rực lửa tuyệt vời. Các góc trong hình cắt này được tạo ra để phản chiếu những tia sáng màu.
- Emerald - cut
Khác với độ phát sáng và rực lửa thông thường, kim cương cắt theo cấu trúc trúc xếp tầng kiểu này sẽ cho thấy độ lấp lánh đặc biệt khác lạ. Những viên kim cương này phản chiếu ánh sáng theo hiệu ứng gương cho một vẻ ngoài đẹp và tinh tế.
- Pear - cut
Những viên kim cương hình giọt lệ (hay còn được gọi là hình quả lê) không chỉ là loại trang sức với hình dáng độc đáo, đẹp mắt mà giá cả của chúng cũng khá hấp dẫn.
- Marquise - cut
Hình dạng kéo dài của giác cắt marquise làm cho viên kim cương trông rất lớn và các ngón tay trông cũng thon hơn.
- Asscher-cut
Mô hình cối xay gió đầy mê hoặc của viên kim cương được cắt theo kiểu asscher là một lựa chọn tuyệt vời cho các thiết kế theo phong cách cổ điển.
- Heart - cut
Những viên kim cương hình trái tim là biểu tượng cho một tình yêu lãng mạn.
- Radiant - cut
Giác cắt Radiant một trong những kiểu cắt giúp một viên kim cương trở nên rực rỡ nhất có thể. Kiểu cắt này khiến viên đá được bao bọc trong ánh sáng lấp lánh và các góc được mài làm giúp chúng trở nên bền hơn so với giác cắt Princess
Các tiêu chuẩn đánh giá kim cương
Để đánh giá một viên kim cương, các chuyên gia thường dựa trên tiêu chuẩn 4C của kim cương, gọi tắt là tiêu chí 4C, bao gồm: Màu sắc (Color), độ tinh khiết (clarity), trọng lượng (carat), giát cắt (Cut)
- Color (màu sắc)
Màu sắc của kim cương được viện kiểm định Hoa Kì GIA phân thành 5 nhóm từ không màu (colorless) đến vàng nâu nhạt (Light). GIA sử dụng các ký tự chữ cái latin đại diện cho các cấp màu bắt đầu là D và cuối cùng là Z. Thang chia này gọi là “D - Z Color scale”.
Theo tiêu chuẩn của GIA thì cấp D là cấp cao nhất của viên kim cương. Khi đạt cấp độ D thì viên kim cương sẽ không có màu sắc, trong suốt như giọt nước tinh khiết. Cấp Z là cấp thấp nhất và có màu vàng hoặc nâu. Giữa D-Z là những cấp khác nhau và được xếp theo từng nhóm nhất định với phẩm chất giảm dần.
- Clarity (độ tinh khiết)
Độ tinh khiết (trong suốt) của viên kim cương là thước đo về các khiếm khuyết nhỏ trong kim cương như tạp chất, vết bẩn, bọt bong bóng… Phần lớn các khiếm khuyết này ở mức hiển vi và không ảnh hưởng rõ rệt đến vẻ đẹp của kim cương, chỉ các chuyên gia và nhà nghiên cứu mới quan tâm đến yếu tố này, chủ yếu để xác định giá trị của viên kim cương. Viên kim cương càng ít khiếm khuyết thì giá trị càng cao.
- Cut (giác cắt)
Một viên kim cương thô có những hình thù chưa được bắt mắt, chỉ khi được cắt mài nó mới trở nên lấp lánh nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng. Khi được cắt với tỷ lệ thích hợp, ánh sáng được khúc xạ ra hoàn toàn bề mặt, khiến cho chúng rực rỡ hơn. Nếu giác cắt quá nông, ánh sáng sẽ thoát ra khỏi đáy còn giác cắt quá sâu, ánh sáng thoát ra mặt bên.
Tuyệt tác hoàn hảo chính là tuyệt tác sở hữu 57 giác cắt khối xứng hoàn hảo.
- Carat (trọng lượng)
1 carat=200mg và chia đều thành 100 điểm. Giá trị của kim cương tăng lên cùng với trọng lượng viên, viên kim cương lớn hơn thì có độ quý hiếm hơn và được yêu thích nhiều hơn
>>>>> Top những mẫu nhẫn cưới đẹp
>>>>> Cách chọn trang sức kim cương
Lí do kim cương luôn sở hữu mức giá đắt đỏ?
Kim cương là khoáng sản mang vẻ đẹp thẩm mỹ vô cùng đẹp và hoàn hảo. Người chơi kim cương luôn khao khát được sở hữu những viên kim cương độc đáo, ấn tượng. Tuy nhiên, mức giá chi ra trong việc sở hữu 1 viên kim cương là không hề nhỏ.
Kim cương được hình thành trong điều kiện trắc địa môi trường rất khắc nghiệt. Chúng được tìm thấy sâu trong lòng đất, trong mạch khoáng ngầm hay thật chí là ở miệng núi lửa đã tắt. Bởi đây là nơi có áp cao và nhiệt cao đáp ứng tốt cho sự phát triển của kim cương.
Việc tìm kiếm và khai thác kim cương ở những nơi đây đòi hỏi tốn rất nhiều chi phí. Chưa kể những cuộc triển khai khai thác kim cương sau khi khoáng trắc địa không phải lúc nào cũng thành công.
Chi phí khai thác cao cũng là một phần ảnh hưởng rất lớn đến mức giá trị.
Không phải bất cứ công ty, doanh nghiệp nào cũng được phép khai thác kim cương công khai. Hiện nay, trên thế giới những công ty được phép khai thác kim cương là rất ít, trong đó những cái tên cần kể đến là Alrosa, Debswana, BHP Billiton hay De Beers. De Beers cũng chính là cái tên đặc biệt nhất cần chú ý. Tờ báo The Diamond Registry từng thống kê 80% trữ lượng kim cương toàn cầu khai thác được là của De Beers.
Mức giá đắt đỏ, lợi nhuận thu được cao, kim cương đương nhiên là mặt hàng ưa thích của giới buôn lậu. Trên thế giới tồn tại một nơi được gọi là “chợ trời kim cương” – đó là thành phố Surat, bang Gujarat, nằm ở miền tây Ấn Độ. Tại đây, hàng ngày đều diễn gia những thương vụ giao dịch mua bán “kim cương máu” (kim cương lậu có được cho các cuộc tranh chấp, cướp bóc…). Chúng sẽ được tẩy sạch nguồn gốc, làm giả mọi loại giấy tờ để biến thành kim cương có nguồn gốc sạch. Ước tính, mỗi năm từ nơi đây sẽ cung cấp trữ lượng kim cương với trị giá 3-5 tỷ USD khi khắp mọi nơi trên toàn cầu.
Mỗi viên kim cương trước khi đến tay các thượng khách sẽ trải qua từng nhịp cầu. Tại mỗi nhịp cầu, mức giá của chúng lại được đẩy lên một bậc. Sự lũy tiến này khiến chúng trở thành viên đá quý trị giá – vô cùng đắt đỏ.